trung tam bao hanh tivi hung yen

trung tam bao hanh tivi hung yen
Trung tâm bảo hành tivi lg tại hà nội

Sửa chữa tivi lg tại Hà Nội

Sửa chữa tivi lg tại Hà Nội
Sửa chữa tivi lg tại Hà Nội

Trung tâm bảo hành sửa chữa lg tại hưng yên

Trung tâm bảo hành sửa chữa lg tại hưng yên
Trung tâm bảo hành sửa chữa lg tại hưng yên

Sửa chữa tivi LG tại hưng yên

Sửa chữa tivi LG tại hưng yên
Sửa chữa tivi LG tại hưng yên

Khối nguồn của Tivi - LCD (Phần 2)

1.3. Các linh kiện và mạch thường sử dụng trên khối nguồn.

1.3.1. Mạch lọc nhiễu cao tần
Hình 3 - Mạch lọc nhiễu cao tần.
Hình 3 - Mạch lọc nhiễu cao tần
Mạch lọc nhiễu cao tần gồm các thành phần tụ C1, cuộn dây L1 và tụ C2
-  Điện áp AC đầu vào có mang theo tín hiệu nhiễu cao tần, khi đi qua mạch lọc nhiễu thì nhiễu bị tụ C1 đấu tắt (do trở kháng Zc tương đối nhỏ đối với các thành phần nhiễu) và bị cuộn dây L1 cản trở (bởi cuộn dây có trở kháng ZL tương đối cao với các thành phần nhiễu), phần nhiễu c̣n sót lại sẽ được tụ C2 đấu tắt vì vậy điện áp đầu ra hầu như nhiễu đã bị lọc bỏ hoàn toàn.
Hình 4 - Các linh kiện thực tế của mạch lọc nhiễu
Hình 4 - Các linh kiện thực tế của mạch lọc nhiễu
1.3.2. Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC thành DC
Hình 5 - Mạch chỉnh lưu sử dụng cầu đi ốt 4 trong 1
Hình 5 - Mạch chỉnh lưu sử dụng cầu đi ốt 4 trong 1
Cách đo đi ốt cầu 4 trong 1
- Từ cực âm (-) đến các chân xoay chiều (~) là các đi ốt, nên đo một chiều lên kim, đảo chiều không lên kim là tốt (đo bằng thang x1Ω).
- Từ các chân xoay chiều (~) đến cực dương (+) là các đi ốt, nên đo cũng có một chiều lên kim, đảo chiều không lên kim.
Hình 6 - Cầu đi ốt chỉnh lưu hai nửa chu kỳ điện áp, khi chưa có tụ thì điện áp DC đầu ra có dạng nhấp nhô, khi có tụ thì điện áp DC được lọc thành điện áp phẳng.
Hình 6 - Cầu đi ốt chỉnh lưu hai nửa chu kỳ điện áp, khi chưa có tụ thì điện áp DC đầu ra có dạng nhấp nhô, khi có tụ thì điện áp DC được lọc thành điện áp phẳng.
- Điện áp DC thu được sau cầu đi ốt là DC = AC√2  (nếu có tụ lọc) và DC = AC (nếu không có tụ lọc), vì vậy khi có tụ lọc ta thu được điện áp khoảng 300V DC.
1.3.3.  Đèn công suất - Mosfet.
Hình 7 - Đèn công suất - Mosfet ngược ( N-Channel)
Hình 7 - Đèn công suất - Mosfet ngược ( N-Channel)
* Đặc điểm của đèn Mosfet:
- Từ cực G sang cực S cách điện cả hai chiều.
- Từ cực G sang cực D cách điện cả hai chiều.
- Khi phân cực thuận cho cực D-S (tức là cho điện dương vào D, âm vào S) thì dòng điện qua D-S phụ thuộc vào điện áp chân G.
- Nếu điện áp U(G)>U(S) thì đèn dẫn hay dòng I(DS) > 0
- Nếu điện áp U(G) < = U(S) thì đèn tắt hay dòng I(DS) = 0
- Nếu đo ngược thì có trở kháng thấp do trong đèn có đi ốt ngược đấu song song với cực D-S.
* Cách đo đèn Mosfet trên mạch:
-   Nếu ta đo đèn Mosfet trực tiếp trên mạch thì chỉ xác định được các trường hợp
đèn bị chập D-S hay G-S hay chập G-D, khi đo trực tiếp trên mạch ta cần chỉnh
đồng hồ ở thang x 1Ω, đo trở kháng giữa ba cực G-D, G-S và D-S thì trở kháng
phải > 0Ω, nếu một cực nào đó có trở kháng bằng 0Ω là bị chập.
 * Cách đo chất lượng đèn:
Để kiểm tra chất lượng đèn Mosfet ta cần tháo đèn ra ngoài, đặt đèn lên tấm kính cách điện tốt, chỉnh đồng hồ về thang x 1KΩ và đo qua 4 bước như sau:
- Đo từ G sang S cách điện (không lên kim)
- Đo từ G sang D cách điện (không lên kim)
- Nạp dương (+) cho cực G bằng cách đặt que đen vào cực G, que đỏ vào cực S
=> Sau đó đo thuận (que đen vào D, que đỏ vào S) => Thấy đèn dẫn (lên kim)
- Nạp âm (-) cho cực G bằng cách đặt que đỏ vào G, que đen vào S)
=> Sau đó đo thuận => Thấy đèn tắt
-  Thoả mãn 4 bước trên là đèn tốt, chỉ cần một trong 4 bước không đạt là đèn hỏng.
* Hướng dẫn đo bằng Hình ảnh:
Hình 8a - Đo trở kháng D-S phải cách điện, nếu lên kim là đèn bị dò hoặc chập
Hình 8a - Đo trở kháng D-S phải cách điện, nếu lên kim là đèn bị dò hoặc chập
Hình 8b - Đo trở kháng G - D phải cách điện, nếu đo từ G sang S hoặc từ G sang D mà lên kim là đèn hỏng
Hình 8b - Đo trở kháng G - D phải cách điện, nếu đo từ G sang S hoặc từ G sang D mà lên kim là đèn hỏng
Hình 8c - Nạp dương cho G  bằng cách đặt que đen của đồng hồ vào cực G
Hình 8c - Nạp dương cho G  bằng cách đặt que đen của đồng hồ vào cực G
Hình 8d - Sau khi nạp dương cho cực G  và đo thuận D - S thì đèn phải dẫn nếu đèn không dẫn là đèn hỏng
Hình 8d - Sau khi nạp dương cho cực G  và đo thuận D - S thì đèn phải dẫn nếu đèn không dẫn là đèn hỏng
Hình 8e - Nạp âm cho G để khoá đèn
Hình 8e - Nạp âm cho G để khoá đèn
Hình 8f - Sau khi nạp âm cho G và đo thuận D - S thì đèn phải tắt, nếu đèn vẫn dẫn là đèn bị dò D - S 1.3.4. IC dao động KA3842.
Hình 8f - Sau khi nạp âm cho G và đo thuận D - S thì đèn phải tắt, nếu đèn vẫn dẫn là đèn bị dò D - S
1.3.4. IC dao động KA3842.
KA3842 là IC dao động được sử dụng phổ biến trên mạch nguồn của các thiết bị điện tử nó chung và của màn Hình LCD nói riêng.
Hình 9 - IC dao động KA3842  thường sử dụng trên các mạch nguồn.
Hình 9 - IC dao động KA3842  thường sử dụng trên các mạch nguồn.
Các chân của IC:
- Chân 1 - Comp (Composistion) điện áp so sánh,  điện áp chân 1 tỷ lệ thuận với biên độ dao động ra, chân 1 có thể được điều khiển để thay đổi điện áp ra.
-  Chân 2 - FB (Feed Back) điện áp hồi tiếp, điện áp chân 2 tỷ lệ nghịch với biên độ dao động ra, chân 2 thường được sử dụng để nhận điện áp hồi tiếp từ mạch hồi tiếp so quang về nhằm điều khiển hoạt động của đèn công suất tạo điện áp ra theo hướng ổn định.
- Chân 3 - ISENSE - Chân cảm biến dòng, khi điện áp chân này tăng đến ngưỡng khoảng 0,6V thì IC sẽ ngắt dao động ra, chân 3 thường được sử dụng để thực hiện các chức bảo vệ.
- Chân 4 -  RT/CT - Chân dao động, điện trở và tụ điện bám vào chân 4 sẽ xác lập tần số hoạt động của mạch, khi nguồn đang chạy ta tránh đo đạc vào chân 4, bởi nếu đo vào chân 4 có thể khiến dao động bị sai và gây chập đèn công chất.
- Chân 5 - GND - Chân tiếp mass
- Chân 6 - Output - Chân dao động ra
- Chân 7 - Vcc - Chân cấp nguồn nuôi IC, Vcc từ 8 đến 12V (với IC chân dán) và từ 12 đến 14V (với IC chân thường)
- Chân 8 - Vref - Chân điện áp chuẩn, từ trong IC đưa ra điện áp chuẩn 5V để cấp cho mạch dao động và các mạch cần điện áp ổn định.
Hình 10  - IC dao động - KA3842
Hình 10  - IC dao động - KA3842
1.3.5. IC khuếch đại vi sai - KA431
Hình 11 - IC khuếch đại vi sai - KA431
Hình 11 - IC khuếch đại vi sai - KA431 
Nguyên lý hoạt động của Ic - KA431
- Khi điện áp tham chiếu đưa vào chân (R) tăng một lượng nhỏ sẽ được phần tử OP- Amply (Hình tam giác) trong IC khuếch đại lên điện áp mạnh hơn, điện áp này điều khiển cho đèn Q dẫn mạnh, điện áp tham chiếu đưa vào chân R tỷ lệ
thuận với dòng điện CE qua đèn hay tỷ lệ thuận với dòng điện từ CATHODE
sang ANODE.
IC- KA431 thường được sử dụng trong mạch hồi tiếp so quang
1.3.6.  IC so quang (PC817)
Chức năng của IC so quang là truyền thông tin biến đổi điện áp bằng ánh sáng để cách ly điện áp hai bên. Trên các mạch nguồn, điện áp bên sơ cấp và bên thứ cấp thường có chênh lệch vài trăm vol, điện áp bên sơ cấp được nối đến nguồn điện AC 220V c̣n bên thứ cấp được nối với vỏ máy.
Hình 12 - IC so quang và mạch hồi tiếp trên các bộ nguồn.
Hình 12 - IC so quang và mạch hồi tiếp trên các bộ nguồn.
Nguyên lý hoạt động:
- Khi điện áp V_out tăng => Điện áp lấy mẫu V_r tăng theo => Điện áp chân R của IC- KA431 tăng  => dòng điện qua IC (đi từ K sang A) tăng => dòng điện qua đi ốt so quang tăng => ánh sáng chiếu về đèn thu quang tăng => đèn dẫn tăng => điện áp chân V_FB tăng.
- Khi điện áp V_out giảm thì quá tŕnh diễn ra ngược lại và điện áp V_FB cũng giảm.
- Kết quả thu được là điện áp V_FB tăng hay giảm tỷ lệ thuận với điện áp V_out, như vậy thông tin biến đổi của điện áp ra V_out đã được truyền về bên sơ cấp tạo  ra điện áp hồi tiếp V_FB nhưng hai bên vẫn cách ly được điện áp.